2. Nhược điểm của xây nhà phần thô là gì?
Ngược lại với những lợi thế ở trên, xây nhà phần thô cũng tiềm tàng nhiều nhược điểm riêng. Vậy đó là những điều gì và làm sao để phòng tránh nó?
1. Chi phí có thể cao hơn xây nhà trọn gói nếu không kiểm soát tốt
Nếu bạn không có tính toán trước về vật tư, thiết bị cung cấp cho giai đoạn hoàn thiện, việc phát sinh chi phí là điều hoàn toàn có thể gặp phải. Bạn không có quá nhiều kinh nghiệm trong xây dựng, nên bạn không biết ở giai đoạn này vật tư trong khoảng bao nhiêu tiền là hợp lý. Hoặc việc bạn quá thích thiết bị nào đó cũng làm bạn vung tay quá trán, và, điều gì đến cũng sẽ đến, chi phí đội lên gấp nhiều lần mà bạn không hay biết.
2. Rủi ro mất mát về tiền bạc hay mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng, gây mất an toàn cho gia đình nếu làm việc với nhà cung cấp không uy tín
Chính vì vậy mà ở trên mình có nhắc đến trường hợp nếu bạn có chút am hiểu về VLXD hoặc biết những nhà cung cấp uy tín. Ngược lại, nếu làm việc với đơn vị lừa đảo, việc mất tiền oan và tiềm ẩn rủi ro là rất cao.
3. Đôi khi làm trễ tiến độ khi không theo sát quá trình thi công
Đây thực tế thì cũng không phải vấn đề quá lớn lao. Bởi những nhà thầu chuyên nghiệp sẽ báo trước tiến độ cho bạn từ 1 – 2 tuần để bạn kêu vật tư. Ngoài ra, công ty xây dựng có tâm sẽ tư vấn ngược trở lại cho bạn là vật tư, thiết bị bạn cung cấp có phù hợp với kiến trúc ngôi nhà hay đảm bảo chất lượng, an toàn hay không. Nhưng cũng cần lưu tâm là nếu bạn đã xem trước ngày nhập trạch nhé. Vì khi đó, tiến độ của công trình phải chuẩn xác. Mà nếu bạn giao vật tư trễ, đôi khi nhà thầu lại có cái cớ để đỗ lỗi bạn nhé.
Những điều cần làm khi chọn dịch vụ xây nhà phần thô
Những vấn đề cơ bản mà tất cả các công ty xây dựng khác đều đề cập đến như chọn nhà thầu uy tín, thiết kế và hợp đồng rõ ràng,… thì tôi sẽ không nhắc lại trong bài viết này. Ngược lại, bài này sẽ chỉ lưu ý những thông tin ít được nói đến thôi.
1. Nên thuê giám sát riêng
Đây là điều rất ít công ty xây dựng mong muốn vì họ sợ bị kiểm soát, sợ phát hiện lỗi sai,… Nhưng riêng đối với các nhà thầu uy tín, ngược lại, họ lại thích các công trình có giám sát bởi sự minh bạch và rõ ràng.
Về phía chủ đầu tư, bạn sẽ an tâm hơn rất nhiều khi có người chuyên môn giúp bạn quản lý và kiểm tra công trình hàng ngày. Mọi sự qua mặt hay lấp liếm từ nhà thầu là gần như không có. Bạn không cần phải phân vân là móng thế này có đủ chịu lực chưa, kết cấu thế này có bền lâu không, hay xây tường như vậy sau này có bị thấm hay không? Dĩ nhiên, giám sát không phải là người chịu trách nhiệm cho việc đó, nhưng họ là người giúp bạn lường trước tất cả và báo cho bạn biết nếu nhà thầu không đảm bảo được chất lượng. Nên nếu có điều kiện, hãy thuê giám sát riêng để theo dõi công trình bạn nhé.
2. Chọn nhà cung cấp vật tư uy tín
Để tránh những nguy cơ ở phần trên thì đơn giản nhất là làm việc với đơn vị uy tín, có tâm thì mọi việc sẽ được xử lý ổn thỏa. Dù cho bạn có kêu nhầm vật tư hay gì đi nữa thì họ cũng sẽ hỗ trợ bạn hết mình. Bởi uy tín là giá trị mà họ phải mất rất nhiều thời gian để xây dựng được.
3. Có bảng bóc tách vật tư chi tiết cho phần hoàn thiện
Sau khi chốt các bảng thiết kế, bạn nên yêu cầu họ bóc tách khối lượng chi tiết cho phần hoàn thiện. Và bạn hãy đem nó đến làm việc cụ thể về đơn giá với nhà cung cấp và yêu cầu họ báo giá chính xác theo khối lượng đó. Làm được như vậy, bạn sẽ tính toán được chính xác nhất chi phí mà bạn cần để xây nhà là bao nhiêu. Việc kiểm soát tốt chi phí ngay từ ban đầu sẽ giúp bạn giảm thiểu tình trạng phát sinh chi phí khi xây nhà bạn nhé.
4. Kiểm tra kỹ nhãn hiệu, chất liệu, quy cách, mẫu mã, số lượng vật tư
Thông thường bạn chỉ kiểm tra số lượng thiết bị vật tư có được giao đúng không mà quên mất về quy cách hay chủng loại. Đôi khi cùng một nhãn hiệu mà quy cách khác nhau, chất liệu khác nhau là giá tiền cũng chênh lệch rất lớn. Nên hãy kiểm tra thật kỹ để tránh thất thoát bạn nhé.