Đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê và những điều cần biết

Thao An

03 Tháng Hai 2021

Không có phản hồi

Nhu cầu nhà ở luôn là vấn đề cấp thiết, cần được kiểm soát; đầu tư và quản lý chặt chẽ. Nhất là ở các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội,… thì càng cần phải nhanh chóng giải quyết vấn đề này để mọi người dân lao động đều có được chốn về an yên sau giờ làm việc mệt nhọc. Vì vậy, vấn đề đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, người lao động tại Tp.HCM là vấn đề rất quan trọng và cấp bách.

 

Và nhằm mục đích phổ biến các quy định của pháp luật liên quan việc đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, người lao động thuê để ở trên địa bàn thành phố. Tạo điều kiện thuận lợi để hộ gia đình, cá nhân hiểu và thực hiện việc đầu tư xây dựng được dễ dàng theo quy định của Luật Xây dựng. Nhưng đồng thời đảm bảo các quy định khác của pháp luật hiện hành có liên quan. Sở Xây dựng đã biên soạn và in ấn Sổ tay hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân về trình tự đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, người lao động thuê để ở trên địa bàn TP.HCM.

 

>>> “Tiền mất tật mang” khi xây nhà chìa khoá trao tay

>>> Phong cách thiết kế kiến trúc biệt thự hot nhất hiện nay

 

Nội dung Sổ tay hướng dẫn có một số nội dung cần chú ý như sau

 

1. Điều kiện vốn đầu tư

 

Nếu tổng mức đầu tư xây dựng từ 20 tỷ đồng trở lên: hộ gia đình, cá nhân phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Dưới 20 tỷ thì không cần.

 

2. Thiết kế cơ sở, thiết kế xây dựng công trình

 

– Về quy hoạch

 

Hộ gia đình, cá nhân liên hệ Ủy ban nhân dân quận – huyện hoặc Sở Quy hoạch – Kiến trúc để được hướng dẫn, cung cấp thông tin quy hoạch như chức năng, tầng cao, chiều cao xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, khoảng lùi xây dựng công trình,.v.v. làm cơ sở để thiết kế, xác định tổng mức đầu tư xây dựng công trình.

 

Đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, người lao động thuê để ở trên địa bàn TpHCM và những điều cần biết

Đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, người lao động thuê để ở trên địa bàn TpHCM và những điều cần biết

 

– Về phòng cháy chữa cháy

 

  • Đối với công trình nhà ở cao 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên phải thực hiện thủ tục thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy tại Cơ quan Phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
  • Các công trình còn lại không bắt buộc phải trình thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy nhưng hồ sơ thiết kế phải bảo đảm yêu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phòng cháy và chữa cháy theo quy định pháp luật hiện hành.

 

– Về vệ sinh môi trường

 

  • Công trình nhà ở cho thuê có số lượng từ 1.000 đến dưới 2.000 người sử dụng hoặc từ 200 đến dưới 400 hộ sử dụng, hộ gia đình, cá nhân cần liên hệ Phòng Tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân quận – huyện để được hướng dẫn, đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
  • Công trình nhà ở cho thuê có số lượng dưới 1.000 người sử dụng hoặc dưới 200 hộ sử dụng thì được miễn đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Việc quản lý, xử lý chất thải và các nghĩa vụ khác về bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.

 

>>>> 3 bước để tính ngay chi phí xây nhà

 

– Về thẩm định thiết kế cơ sở

 

  • Đối với công trình có tổng mức đầu tư từ 15 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng, hộ gia đình, cá nhân liên hệ với Sở Xây dựng để được hướng dẫn, thẩm định thiết kế cơ sở công trình;
  • Đối với công trình có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng, hộ gia đình, cá nhân không cần thực hiện thẩm định thiết kế cơ sở mà chuyển qua thẩm định thiết kế xây dựng công trình.

 

3. Giấy phép xây dựng

 

– Đối với công trình lớn hơn 7 tầng hoặc công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng (tổng mức đầu tư xây dựng lớn hơn 15 tỷ đồng) hoặc công trình dọc các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị theo phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 26/2017/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố, hộ gia đình, cá nhân liên hệ Sở Xây dựng để được hướng dẫn và cấp Giấy phép xây dựng.

 

– Đối với các công trình còn lại, hộ gia đình, cá nhân liên hệ Ủy ban nhân dân quận – huyện để được hướng dẫn và cấp Giấy phép xây dựng.

 

4. Các yêu cầu đối với phòng ở của nhà ở do hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng để cho thuê

 

Căn cứ Điều 3 Thông tư số 20/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội:

 

  • Diện tích sử dụng phòng ở không được nhỏ hơn 10m2, chiều rộng thông thủy không dưới 2,40m; chiều cao thông thủy chỗ thấp nhất không dưới 2,70 m.
  • Phòng ở phải có cửa đi, cửa sổ đảm bảo yêu cầu thông gió và chiếu sáng tự nhiên.
  • Tường bao che, tường ngăn giữa các phòng phải được làm bằng vật liệu đáp ứng yêu cầu phòng cháy và chống thấm.
  • Mái nhà không được lợp bằng vật liệu dễ cháy và phải đảm bảo không bị thấm dột.
  • Nền nhà phải được lát gạch hoặc láng vữa xi măng và phải cao hơn mặt đường vào nhà, mặt sân, hè.
  • Có đèn đủ ánh sáng (tối thiểu có một bóng đèn điện công suất 40W cho diện tích 10m2), nếu ở tập thể thì phải có tối thiểu một ổ cắm điện cho một người.
  • Nếu phòng ở được xây dựng khép kín thì khu vệ sinh phải có tường ngăn cách với chỗ ngủ.
  • Bảo đảm cung cấp nước hợp vệ sinh theo quy chuẩn, tiêu chuẩn của pháp luật chuyên ngành.
  • Có các thiết bị phòng chống cháy nổ theo quy định.
  • Diện tích sử dụng bình quân không nhỏ hơn 5m2 cho một người.
  • Trường hợp xây dựng nhà ở liền kề thấp tầng để cho thuê thì có thể sử dụng khu vệ sinh chung cho nhiều phòng ở, nhưng phải bố trí khu vệ sinh riêng cho nam và nữ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0914.469.686
Nhắn tin Facebook Zalo: 0914 46 96 86