Phương pháp 1: TÍNH CHI PHÍ XÂY NHÀ THEO M2
Đây là phương pháp tính chi phí xây nhà tương đối đơn giản với mức độ chính xác khoảng chừng 96 – 97% và đang được áp dụng rộng rãi. Cách tính như sau:
Bước 1: Tính diện tích xây dựng nhà ở như thế nào
Đây là bước quan trọng nhất để xác định khoản phí mà bạn cần cho việc xây nhà. Vì thế, bạn cần phải tính toán kỹ lưỡng và xác định rõ nhu cầu sử dụng của gia đình. Để có con số chính xác nhất, bạn cần thuê đơn vị chuyên nghiệp thiết kế nhà để vừa đúng yêu cầu của bạn, vừa đảm bảo an toàn, đúng quy định, lại khoa học và hợp phong thủy.
Tuy nhiên, nếu chỉ cần lên phương án và tính toán sơ bộ về diện tích ngôi nhà của bạn thì bạn hoàn toàn có thể.
Các thông tin cần có khi tính chi phí xây nhà
- Diện tích nhà bạn là bao nhiêu? Ghi rõ chiều ngang – chiều dọc
- Có chừa sân hay không? Nếu có thì sân trước rộng bao nhiêu, sân sau rộng bao nhiêu?
- Có gác lửng không? Có làm hầm không?
- Bạn muốn xây bao nhiêu tầng? Mỗi tầng có chừa ban công không? Diện tích ban công bao nhiêu?
- Có sân thượng không? Sân thượng có phòng thờ không? Diện tích thế nào?
- Ngoài ra, bạn có yêu cầu đặc biệt gì khác nữa không?
Hãy viết lại chi tiết các con số khi trả lời từng câu hỏi bên trên. Lúc này bạn đã có cái nhìn tổng quan nhất về ngôi nhà mơ ước của bạn rồi.
Bước 2: Hệ số xây dựng là gì? Hệ số xây dựng có liên quan đến việc tính chi phí xây nhà không?
Bình thường bạn nghĩ chỉ cần lấy chiều dài nhân chiều rộng nhân số tầng, sau đó nhân với đơn giá là sẽ ra chi phí xây dựng nhà ở của bạn đúng không? Nhưng trên thực tế, các nhà thầu không tính như vậy. Tùy vào độ khó, khối lượng vật tư và thời gian thi công mà mỗi phần sẽ có một hệ số tính khác nhau. Ở các công ty xây dựng khác nhau, hệ số xây dựng cũng có sự chênh lệch. Vì thế, để có con số chính xác nhất, không còn cách nào khác là bạn phải gọi điện cho từng công ty xây dựng để hỏi thông tin.
Các hệ số xây dựng thông thường hay được áp dụng
Kiến Long sẽ cung cấp cho bạn vài con số cơ bản để bạn có thể ước lượng sơ bộ nhé.
- Khu vực trong nhà (tức là đổ BTCT, có mái che và tường bao, kể cả tầng sân thượng): 100%
- Khu vực sân trước, sân sau (đổ BTCT, không mái che): 50 – 80%
- Khu vực ban công (đổ BTCT, có mái che): 70 – 100%
- Sân thượng không mái che: 50 – 70%
- Gác lửng: 80 – 100%
- Hầm (tùy độ lớn và độ sâu): 120 – 200%
- Giếng trời: 80 – 100%
- Phần mái: 30 – 50%
- Phần móng (tùy từng loại móng): 0 – 70%.
Để hiểu hơn về các loại móng và khi nào cần chọn loại móng nào để đảm bảo an toàn cho ngôi nhà, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết Cách chọn móng nhà phù hợp cho từng công trình
Bước 3: Xác định đơn giá xây dựng
Đến bước này thì mọi việc chỉ đơn giản là nhấc điện thoại lên và gọi điện cho từng đơn vị để tham khảo xem đơn giá xây dựng là bao nhiêu là xong. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý thêm rằng, đơn giá của công ty xây dựng sẽ tăng cao hơn so với giá báo ban đầu nếu đất nhà bạn có một trong các đặc điểm sau:
- Nhà 2 mặt tiền
- Nhà theo kiến trúc cổ điển, tân cổ điển
- Nhà có tổng diện tích xây dựng nhỏ
- Nhà có khu vực khó thi công như hẻm nhỏ và sâu, không có chỗ tập kết vật liệu, đất không vuông vức
- Nhà có thang máy
Trả lời